Máy hiện sóng quang học đầu tiên đã xuất hiện.

Việc thành công trong công nghệ mới này của Đại học Trung tâm Florida có thể sẽ thay đổi cuộc chơi cho các công nghệ truyền thông trong tương lai

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Central Florida (UCF) đã phát triển máy hiện sóng quang học đầu tiên trên thế giới, một công cụ có thể đo được giao động của ánh sáng. Thiết bị chuyển đổi dao động ánh sáng thành tín hiệu điện, sau đó hiển thị lên màn hình như các máy hiện sóng thông thường.

Cho đến nay, việc đọc điện trường của ánh sáng là một thách thức lớn do tốc độ dao động của sóng ánh sáng là rất cao. Các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay sử dụng các bộ đếm thời gian với tần số lên đến gigahertz (GHz), bao phủ các vùng tần số vô tuyến và vi sóng của phổ điện từ.

Tuy nhiên, các công cụ hiện tại để đo trường ánh sáng chỉ có thể phân giải tín hiệu trung bình liên quan đến “xung” ánh sáng, chứ không phải các đỉnh trên và dưới của xung. Việc đo các đỉnh là rất quan trọng nếu chúng ta muốn thu được nhiều thông tin hơn.

Phó Giáo sư Vật lý Michael Chini, người làm việc trong nghiên cứu tại UCF, cho biết: “Truyền thông bằng sợi quang đã tận dụng ánh sáng để làm cho mọi thứ nhanh hơn, nhưng chúng ta vẫn bị giới hạn về mặt chức năng bởi tốc độ của máy hiện sóng. “Máy hiện sóng quang học của chúng tôi có thể tăng tốc độ đó lên khoảng 10.000 lần.” Phát hiện của nhóm được công bố trên tạp chí Nature Photonics .

Phó Giáo sư Vật lý Michael Chini.

Nhóm đã phát triển thiết bị và chứng minh khả năng đo thời gian thực của điện trường của các xung laser riêng lẻ trong phòng thí nghiệm của Chini tại UCF. Bước tiếp theo của nhóm là xem họ có thể đẩy giới hạn tốc độ lấy mẫu lên bao nhiêu?

Tác giả chính của bài báo là học giả sau tiến sĩ của UCF, Yangyang Liu. Các tác giả khác bao gồm nhà vật lý Jonathan Nesper, người đã lấy bằng cử nhân toán và thạc sĩ vật lý Shima Gholam-Mirzaei cuối cùng là tiến sĩ John E. Beetar

Gholam-Mirzaei hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Khoa học Attosecond tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada và Đại học Ottawa. Beetar đang hoàn thành postdoc tại Đại học California ở Berkeley.

Liu dẫn đầu nỗ lực thử nghiệm và thực hiện hầu hết các phép đo và mô phỏng. Beetar đã hỗ trợ các phép đo sự phụ thuộc pha đường bao của sóng mang. Nesper và Gholam-Mirzaei đã hỗ trợ xây dựng thiết lập thử nghiệm và thu thập dữ liệu. Tất cả các tác giả đã đóng góp vào việc phân tích dữ liệu và viết bài báo trên tạp chí.

Call Now Button
Contact Me on Zalo